Tác dụng của cây lựu trong vấn đề giữ gìn vẻ đẹp 29/11/2012 7:50:13 CH
Thuốc vườn nhà

Hỏi:

Đề nghị "Mỹ phẩm từ thiên nhiên" cho biết những tác dụng của cây lựu trong vấn đề giữ gìn vẻ đẹp.

Lê Kim Thanh, Thái Nguyên

Đáp:

cây lựu, thừu lựu, thạch lựu, tháp lựu, an thạch lựu, toan thạch lựu, thiên tương, Punica granatum L., vỏ quả lựu, thạch lựu bì, thạch lựu xác, toan thạch lựu bì, toan lựu bì, tây lựu bì, vỏ rễ lựu, thạch lựu căn bì

Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây lựu, như hoa, quả, cành, lá, ...  đều có thể sử dụng làm thuốc. "Thuốc vườn nhà" đã có bài viết giới thiệu tương đối chi tiết về "Tác dụng chữa bệnh của cây lựu", mời bạn tham khảo.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin giới thiệu với bạn một vài bài thuốc có sử dụng cây lựu, tương đối đơn giản, như sau:

    (1) Chữa viêm loét ngoài da: Mùa nóng, da ở cổ, nách, bẹn và những chỗ có nhiều nếp nhăn dễ bị nhiễm trùng, tấy đỏ, đau hoặc viêm loét, chảy mủ. Trong trường hợp như vậy, có thể hái lá lựu, đem phơi hoặc sấy khô, rồi nghiền thành bột mịn, hàng ngày rắc lên những chỗ da bị bệnh. Đồng thời dùng lá lựu 10g, đậu xanh (để cả vỏ) 30g; sắc nước uống trong ngày.

    (2) Chữa miệng lưỡi viêm loét: Trái lựu 2 quả, đập nhỏ, hãm nước sôi như pha trà; lấy nước ngậm và uống nhiều lần trong ngày. Hoặc trái lựu thái nhỏ, cho vào chảo rang đến khi bên ngoài cháy đen, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu (sao tồn tính), tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín; hàng ngày dùng tăm bông chấm bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh, ngày bôi 3-4 lần.

    (3) Chữa miệng hôi, viêm amiđan: Dùng trái lựu sắc lấy nước đặc; ngậm và nuốt từ từ, nhiều lần trong ngày.

Lương y HUYÊN THẢO