Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY MÃ TIÊN THẢO - 馬鞭草 (马鞭草)

Còn có tên là cỏ roi ngựa.

Tên khoa học Verbena officinalis L.

Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

cây mã tiên thảo, 馬鞭草, 马鞭草, cỏ roi ngựa, Verbena officinalis L., họ Cỏ roi ngựa, Verbenaceae

cây mã tiên thảo, 馬鞭草, 马鞭草, cỏ roi ngựa, Verbena officinalis L., họ Cỏ roi ngựa, Verbenaceae

Cây mã tiên thảo (Cỏ roi ngựa) - Verbena officinalis

Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Herba Verbenae) tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Tên mã tiên do chữ "mã" = ngựa, "tiên" = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy.

Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 0,1-1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thùy lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.

Hái vào mùa Thu khi cây đã ra hoa và một số hoa đã bắt đầu kết quả. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Toàn cây chứa một glucozit gọi là verbenalin hay verbenalozit C17H24O10 kết tinh không màu, không mùi, vị đắng, thủy phân sẽ cho glucoza và verbenalola C11H14O5.

Verbenalin + H2O = Verbenalola + Glucoza

verbenalin, verbenalozit

Ngoài ra còn có các men invectin và men emunxin. Do đó khi phơi sấy, tỷ lệ glucozit có thể giảm tới hơn 25%.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Mã tiên thảo ít độc. Theo Holste, mã tiên thảo có thể làm máu chóng đông.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tính chất theo Đông y: Vị đắng, hơi hàn; vào 2 kinh Can và Tỳ. Có tác dụng phá huyết, sát trùng, thông kinh. Dùng chữa bệnh lở ngứa hạ bộ, tiêu chướng.

Trước đây nhân dân châu Âu rất hay dùng vị thuốc này, coi như có khả năng chữa bách bệnh. Hiện nay chỉ còn dùng làm thuốc xoa bóp.

Nhân dân ta hay dùng cỏ roi ngựa tươi giã lấy nước uống, bã đắp lên mụn nhọt như sưng vú, hậu bối. Còn dùng uống và rửa chữa bệnh ngứa ở hạ bộ.

Ngày dùng 6-12g khô tương ứng với 25-50g tươi.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]