Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HOÀNG ĐẰNG - 黄藤

Còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên.

Tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour. (Fibraurea recisa Pierre).

Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

hoàng đằng, 黄藤, nam hoàng liên, thích hoàng liên, Fibraurea tinctoria Lour., Fibraurea recisa Pierre, họ Tiết dê, Menispermaceae

hoàng đằng, 黄藤, nam hoàng liên, thích hoàng liên, Fibraurea tinctoria Lour., Fibraurea recisa Pierre, họ Tiết dê, Menispermaceae

Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria

A. MÔ TẢ CÂY

Có tác giả gộp hai cây hoàng đằng Fibraurea tinctoria và Fibraurea recisa làm một loài, nhưng có tác giả phân thành hai loài khác nhau.

1. Cây hoàng đằng Fibraurea recisa là một loài cây mọc leo, thân rất cứng to. Lá mọc so le, dài 9-20cm, rộng 4-10cm, cứng, nhẵn phiến lá hình 3 cạnh dài, phía dưới tròn, có 3 gân chính rõ và 2 gân cong, cuống dài 5-14cm có 2 nốt phình lên, một ở phía dưới, một ở phía trên. Hoa mọc thành chùy, 2-3 lần phân nhánh, dài 30-40cm ở kẽ các lá đã rụng.

2. Cây Fibraurea tinctoria theo các tác giả chia làm hai loài thì khác cây trên ở chỗ lá nhọn, chùy 2-4 lần ngắn hơn, chi phân nhánh 2 lần thôi.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang khắp nơi ở vùng núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, .v.v.

Mùa thu hoạch gần quanh năm. Có thể thu hoạch cả cây, cắt thành từng đoạn thân hoặc có thể chỉ lấy rễ thôi. Nhưng thường dùng cả thân và rễ cắt thành từng đoạn ngắn 15-20cm, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong hoàng đằng chủ yếu là panmatin với tỷ lệ 1-3%. Ngoài ra còn có một ít jatrorrhizin, columbamin.

Theo Irokawa và cộng sự (Phytochemistry, 28, 4, 905-908, 1986) còn phát hiện 3 diterpenglycosit là tenophylloloside 3, fibleucinoside 4 và fibraurinoside 5.

Trước đó một số tác giả trước đó đã phát hiện 2 diterpen khác là fibleucine 1 và fibraucine 2.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo Phạm Duy Mai và cộng sự thì panmatin clorua chỉ có tác dụng ức chế đối với vi trùng Staphyllococ và Streptococ, còn đối với các loại vi trùng khác (lỵ, thương hàn, ...) thì không thấy có kết quả rõ rệt. Tác dụng ức chế vi trùng của panmatin clorua kém các loại kháng sinh thông thường (1962).

Liều độc DL-50 trên chuột nhắt trắng (tiêm mạch) là 18mg/kg thể trọng. DL-50 uống đối với chuột nhắt trắng là 577,5mg/kg. Đến năm 1968, thí nghiệm lại, Phạm Duy Mai lại thấy DL-50 uống đối với chuột nhắt trắng lên tới 1.260mg/kg.

Năm 1973, chúng tôi tìm thấy liều tác dụng trên người là 2,4-8mg/kg. Như vậy so với liều DL-50 của Phạm Duy Mai đã có mức độ an toàn từ 500-1.660 lần (Đỗ Tất Lợi và cộng sự, Dược học, 3-1974).

Như vị hoàng liên: Làm thuốc chữa đau mắt, sốt rét, lỵ, bệnh về gan, thuốc bổ đắng, chữa viêm ruột, dạ dày, ỉa chảy.

Ngày dùng 0,20-0,40g làm thuốc bổ đắng, hay 2-4g dưới dạng thuốc viên, xirô chữa viêm ruột, ỉa chảy, dạ dày.

Panmatin clorua chiết từ hoàng đằng có thể dùng chữa đau mắt, ỉa chảy, lỵ như hoàng đằng. Sau công trình nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi và cộng sự, panmatin clorua đã được Bộ y tế cho sản xuất dưới dạng viên 0,02g và dạng viên 5mg để chữa lỵ, ỉa chảy cho người lớn và trẻ em.

Liều dùng của viên panmatin như sau: Người lớn dùng viên 0,02g. Ngày uống từ 4-10 viên. Có thể tăng liều này lên tới 20-30 viên một ngày. Trẻ em dưới 3 tuổi nên dùng viên 5mg; 1 tuổi cho uống từ 2-4 viên một ngày; 2 tuổi 3-6 viên/ngày; 3 tuổi 4-8 viên/ngày. Liều hàng ngày chia làm 2 hay 3 lần uống.

Đơn thuốc có hoàng đằng: Hoàng đằng tán bột làm thành viên 0,01g. Ngày uống 10-20 viên (Nguyễn Tử Độ, 1968. Y học thực hành (154): 29). Chữa lỵ amip và trực trùng.

Chú ý: Tránh nhầm hoàng đằng với cây bánh nem Bowringia callicarpa thuộc họ Cánh bướm - Fabaceae (Papilionaceae).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]