Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÓI - 茳芏

Còn gọi là lác.

Tên khoa học Cyperus malaccensis Lamk.

Thuộc họ Cói (Cyperaceae).

cói, 茳芏, lác, Cyperus malaccensis Lamk, họ Cói, Cyperaceae

Cói - Cyperus malaccensis

A. MÔ TẢ CÂY

Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,5-1,0m. Thân khí sinh nhỏ nhẵn, mọc đứng, có thể cao 1-2m. Tiết diện tròn (loại cói hoa trắng hoặc cói hoa nâu) hoặc hình ba cạnh (cói ba cạnh). Thân khí sinh của cói hoa nâu to hơn cói hoa trắng. Thân khí sinh của cói ba cạnh thấp cứng và dòn hơn hai loại trên. Ruột cói đặc nhưng xốp. Lá bé mọc sát đến ngọn thân, phiến hẹp và dài. Hoa lưỡng tính. Mọc thành bông nhỏ ở nách lá.

Như trên đã nói có ba loại cói: Cói hoa trắng, cói hoa nâu và cói ba cạnh. Hoa màu trắng hay nâu. Quả rất nhỏ. Hạt cói thường không dính vào thành quả. Hạt có khả năng nẩy mầm nhưng ít được sử dụng để gieo trồng phát triển. Thường người ta trồng bằng thân rễ (củ cói).

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cói thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Hà, còn có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười.

Chủ yếu nhân dân ta trồng cói để lấy thân cây làm chiếu hay làm lạt gói hàng. Một số vùng nhân dân đào lấy củi cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cây cói chủ yếu là một cây công nghiệp dùng làm chiếu, túi, lạt buộc.

Nhân dân một số vùng dùng củ cói (thân rễ) làm thuốc chữa bí tiểu tiện, thủy thũng, tích bụng báng, đau bụng, tiêu hóa kém.

Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có củ cói:

    (1) Thuốc thông tiểu: Củ cói 12g, bạch mao căn 8g, tỳ giải 12g, xa tiền tử 8g, mạch môn 16g, cam thảo 4g, nước 600ml. Đun sôi, giữ sôi 15 phút, chia 3 lần uống trong ngày.

    (2) Chữa trẻ con gầy yếu: Củ cói (sao vàng) 40g, vỏ chuối tiêu chín (còn tươi) 240g, bột thịt cóc 40g. Sấy khô và tán nhỏ củ cói và vỏ chuối tươi. Trộn đều với bột thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào làm thành viên. Mỗi viên 4g. Ngày cho ăn 2-4 viên, chia làm 2 lần.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]