Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

BÀNG - 欖仁樹

Còn gọi là quang lang, chambok barang parcang prang (Cămpuchia), badamier (Pháp).

Tên khoa học Terminalia catappa L.

Thuộc họ Bàng (Combretaceae).

bàng, 欖仁樹, quang lang, chambok barang parcang prang, badamier, Terminalia catappa L., họ Bàng, Combretaceae

Bàng - Terminalia catappa

A. MÔ TẢ CÂY

Bàng là một cây to, có thể cao tới 25m, cành mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt, phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài 15-20cm, trên cán bông hoa có lông. Quả hình bầu dục, nhẵn dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4cm, rộng 3cm, dày 15mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Mùa quả vào tháng 8-10.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây bàng đưựoc trồng khắp nơi làm cây hóng mát. Người ta cho rằng cây bàng vốn không có ở nước ta, mà di thực từ đảo Moluques vào.

Người ta thường dùng lá, vỏ cây và hạt.

Về mặt nguyên liệu cho dầu thì năng suất bàng thấp vì việc tách nhân bàng ra vất vả. Từ 100g hạch khô chỉ tách được 23g nhân.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Lá và vỏ cây chứa tanin, vỏ thân chứa từ 25-35% tanin pyrogalic và tanin catechic, vỏ cành chứa 11% tanin.

Nhân hạt chứa 50% dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vị dễ chịu, giống như dầu hạnh nhân, ăn được. Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5% dầu béo, việc tách nhân lại đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra.

Một số tính chất của dầu nhân hạt bàng đã được nghiên cứu kết quả như sau: Tỷ trọng 0,917; chỉ số khúc xạ ở 35oC là 1,4660; độ đông đặc +1oC; chỉ số axit 2,94; chỉ số xà phòng 197,8; chỉ số iốt 60,72; phần không xà phòng hóa 0,38; axit toàn phần tách được ở dạng đặc, màu vàng nhạt hay trắng; phần axit đặc chiếm tới 36%. Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nên người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tại một số vùng, nhân dân dùng vỏ bàng sắc uống chữa lỵ, ỉa chảy, và rửa các vết loét, vết thương.

Ở Ấn Độ, Inđônêxia và Philipin người ta cũng dùng như vậy.

Liều dùng hằng ngày 12-15g, sắc với 200ml, thêm ít đường cho dễ uống.

Lá còn được dùng sắc uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.

Hạt dùng chữa ỉa ra máu (sắc uống), có thể dùng ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]