Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tra cứu theo "Các cây thuốc và vị thuốc": Chữa mụn nhọt mẩn ngứa
Tên vị thuốc Mô tả
Dầu rái trắng Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Dây đòn gánh Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Đơn buốt Còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo. Tên khoa học Bidens pilosa L.. Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đơn răng cưa Còn gọi là đok ton, kok tap (Lào). Tên khoa học Maesa indica Wall (Boebotrys indica Roxb). Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Đơn tướng quân Tên khoa học Syzygium formosum var, ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Găng tu hú Còn gọi là găng trâu, mây nghiêng pa (Lào). Tên khoa học Randia dumetorum Benth. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Hạ khô thảo Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo. Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).
Hàn the Tên khoa học Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Hương diệp Còn gọi là cây lá thơm, giêranium. Tên khoa học Pelargonium roseum Willd. Thuộc họ Mỏ hạc (Geraniaceae). Hương diệp là tên đặt theo tên Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng mới di thực cây này với mục đích cất một loại tinh dầu có mùi hoa hồng, thay cho tinh dầu hoa hồng quá đắt. Ta cũng mới đặt vấn đề di thực cây này. Chưa phát triển rộng.
Huyết kiệt Còn gọi là Sang dragon. Tên khoa học Calamus draco Willd. (Daemonorops draco Nred.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae). Huyết kiệt (Resina Draconis hay Sanguis Draconis) là nhựa khô phủ trên mặt quả của một loại mây-song như Calamus draco Willd., Calamus propinquus Becc. Vì màu đỏ như máu lại khô cho nên gọi là huyết kiệt, có nơi gọi là máu rồng, cho nên châu Âu dịch nghĩ là Sang dragon (máu rồng). Vị thuốc được dùng cả trong Đông và Tây y nhưng cho đến nay đều còn phải nhập.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]