Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tra cứu theo "Tên Việt Nam" vần: C
Tên vị thuốc Mô tả
Cây tam thất Còn có tên kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất. Tên khoa học Panax pseudo-ginseng Wall. (Panax repens Maxim.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).Tam thất (Radix psendo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tên kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được. Tên tam thất có nhiều cách giải thích: Trong sách "Bản thảo cương mục" ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải (?) do đó có tên tam thất. Nhưng có người lại nói "tam" = ba, có ý nói từ lúc nói gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm; "thất" = bảy, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người lại nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.
Cây thạch lựu Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp. Tên khoa học Punica granatum L. Thuộc họ Lựu (Punicaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô (Cortex Granati) hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium Granati). Vỏ, thân và rễ lựu có độc, dùng phải cẩn thận.
Cây thông thảo Còn có tên là cây thông thoát. Tên khoa học Tetrapanax papyrifera (Hook) Koch (Aralia papyrifera Hook.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) là lõi phơi hay sấy khô của thân cây thông thảo.
Cây thùn mũn Còn gọi là cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), cây phi tử, cây chua ngút - vốn vén, tấm cùi (Thổ), xốm mun (Thái). Tên khoa học Embelia ribes Burn. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Người ta dùng quả phơi hay sấy khô của cây thùn mũn.
Cây tô mộc Còn có tên là cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng. Tên khoa học Caesalpinia sappan L.. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Tô mộc (Lignum Caesalpiniae sappan) là gỗ phơi khô của cây gỗ vang hay cây tô mộc (vì vị thuốc sản xuất ở Tô Phượng, "Tô" là Tô Phượng, "mộc" là gỗ).
Cây trắc bách diệp Còn có tên là bá tử nhân. Tên khoa học Thuja orientalis L. (Biota orientalis Endl.). Thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae). Ta dùng cành và lá phơi hay sấy khô (Folium et Ramulus Biotae) của cây trắc bách diệp. Cây này còn cho vị thuốc bá tử nhân (Semen Thujae orientalis) là nhân phơi hay sấy khô của trắc bách diệp.
Cây trạch tả Còn có tên là cây mã đề nước. Tên khoa học Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson. Thuộc họ Trạch tả (Alismataceae). Trạch tả (Rhizoma Alismatis) là thân củ chế biến, phơi hay sấy khô của cây trạch tả ("trạch" = đầm, "tả" = tát cạn; vì vị này thông tiểu tiện rất mạnh như tát cạn nước đầm ao).
Cây xà sàng Còn có tên là cây giần sàng. Tên khoa học Cnidium monnier (L.) Cuss. (Selinum monnieri L.). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hạt cây này do đó gọi tên là "xà" = rắn, "sàng" = giường. Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.
Cây xương sáo Còn gọi là cây thạch đen, lương phấn thảo. Tên khoa học Mesona chinensis Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Chanh trường Còn gọi là mắc dit (Lào). Tên khoa học Solanum spirale Roxb. Thuộc họ Cà (Solanaceae).

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]