Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

THIẾN THẢO - 茜草

Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn.

Tên khoa học Rubia cordifolia L.

Thuộc họ Cà phê (Rubiacae).

thiến thảo, 茜草, tây thảo, mao sáng, thiên căn, thiến căn, Rubia cordifolia L., họ Cà phê, Rubiacae

Thiến thảo - Rubia cordifolia

A. MÔ TẢ CÂY

Cây mọc leo, sống lâu năm, rễ sống dai, thân vuông, có gai rất nhỏ, mọc quặp xuống. Lá mọc vòng 4 lá một (thực tế là lá mọc đối, với lá kém phát triển trông như 4 lá mọc vòng). Phiến lá hình bầu dục, đầu nhọn, dài 2-4cm, rộng 2,5-3cm, mép cũng có gai, gân lá hình cung. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, mọc thành xim dài 3-20cm ở đầu cành hay kẽ lá. Quả tròn, màu đen, khi chín, trong chứa 1-2 hạt hình cầu, đường kính 4mm, hõm ở giữa, lưng phình lên. Mùa hoa quả vào tháng 9-11.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang dại ở những vùng núi cao mát như Sapa, Nghĩa Lộ, Lai Châu. Người ta đào rễ vào Thu Đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong rễ thiến thảo có chứa một chất glucozit, axit rutherythric, alizarin, một ít purpurin, rubiadin, glucoza.

thiến thảo, Alizarin, Metylpurpuroxanthin, Dioxyanthraquinon

Dưới tác dụng của men (erythrozin hay rubiaza) axit ruberythric sẽ tách ra thành glucoza và alinazin hay diozyanthraquinon; purpurin là một trioxyanthraquinon, chất glucozit sinh ra purpurin chưa tách được ra; rubiadin là một metylpurpuroxanthin. Chất purpuroxanthin trong Rubia sikkimensis là một đồng phân màu vàng của alizarin và là một dioxyanthraquinon.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thiến thảo là một vị thuốc bổ, lợi tiểu, giúp ăn ngon cơm, điều kinh. Còn dùng chữa thổ huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.

Ngày dùng 2-5g dưới dạng thuốc bột, có thể chế thành cao nước mềm dùng với liều 0,3-1g 1 ngày. Uống thuốc này, xương những người uống cũng có màu đỏ.

Chú thích: Tại những nước phương tây, người ta dùng rễ cây Rubia tinctorum L. với cùng một công dụng. Trước đây việc trồng cây này rất phát triển để làm thuốc nhuộm, có năm sản xuất lên tới 6 vạn tấn rễ. Nhưng sau khi tổng hợp được alizarin việc trồng cây này kém phát triển và từ đó việc dùng cây này làm thuốc cũng ít dần.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]