Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐỊA DU - 地榆

Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh).

Tên khoa học Sanguisorba officinalis L.

địa du, 地榆, ngọc trát, sanguisorbe officinale, grande pimprenelle, pimpernel, Sanguisorba officinalis L.

Địa du - Sanguisorba officinalis

Tên "địa du" vì "địa" là đất, "du" là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.

A. MÔ TẢ CÂY

Loài cây sống dai, cao 0,3-1,5m, có khi đạt 2m. Thân rỗng, mọc thẳng đứng, nhẵn, mang ít lá. Lá dài 30-40cm, kép lông chim lẻ, 5-15 lá chét, hình trứng, mép răng cưa to, tù. Hoa màu đỏ máu sẫm, lưỡng tính, nhỏ, tụ thành cọm hình trứng, ra hoa suốt mùa Hè (từ tháng 7-9), quả nhẫn, màu nâu, hơi 4 cạnh, chứa 1 hạt. Rễ bò ngầm dưới đất, màu nâu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Vốn không mọc ở nước ta. Nhập trồng nhưng chưa nhiều.

Dùng làm thuốc: Toàn cây và rễ (thu hoạch trước khi cây ra hoa).

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần chủ yếu trong địa du là tanin, saponosit, flavon.

Người xưa dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hóa, đường tiểu, thận, còn dùng trong ỉa chảy, khí hư.

Có lẽ chất tanin là thành phần chủ yếu trong địa du.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Địa du được dùng trong cả Đông y và Tây y.

Tây y dùng tính chất cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa vết loét, khí hư.

Y học cổ truyền đánh giá tính chất địa du: Vị đắng, tính hơi hàn (lạnh), không có độc. Có tính chất mát huyết, cầm máu. Dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, còn dùng chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chẩy, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau khi sinh nở. Ngày uống 5-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có địa du:

    - Dùng trong mọi trường hợp băng huyết, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, ...: Địa du 7g, a giao 3g, đại táo 50g, cam thảo 2g; nước 600ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày (Đơn của Diệp Quyết Tuyền).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]