Hỏi đáp Thuốc vườn nhà

Người huyết áp thấp có ăn được cháo nếp cẩm nấu với ý dĩ, đậu xanh, táo tàu?

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 04/12/2011 12:59 SA

Hỏi:

Xin cho biết công dụng của hạt Ý dĩ, Đậu xanh, Táo tàu đỏ và Táo tàu đen. Tôi được biết một cách nấu cháo nếp cẩm với những hạt trên (gạo nếp cẩm nấu với hạt ý dĩ, đậu xanh, táo tàu), ăn mát bổ giải độc, nhưng không biết người huyết áp thấp có ăn được không?

Phan Anh


Đáp:

IMG

Theo Đông y:

     (1) Hạt ý dĩ: có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, còn dùng chữa phong thấp chân tay co quắp... (Để có thông tin chi tiết mời Quý bạn đọc tham khảo các bài viết sau: "Tăng cường sức khỏe và làm đẹp với hạt Bo bo", "Cách sử dụng hạt ý dĩ để dưỡng da và giảm béo của phụ nữ Nhật Bản").

    (2) Đậu xanh: có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử (chống nắng), lợi tiểu, giải trúng độc thuốc và thức ăn, ... (Để có thông tin chi tiết mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau: "Đậu xanh - chữa bệnh, giải độc")

    (3) Đại táo:

    - Táo tàu đỏ và táo tàu đen thực chất là cùng một thứ quả, nhưng do chế biến khác nhau, nên tính năng cũng không hoàn toàn giống nhau.

    - Quả phơi khô của cây táo tàu (Zizyphus sativa Mill.) trong Đông y gọi là "đại táo". "Táo tàu đỏ" và "táo tàu đen" đều là quả của loài cây này, nhưng do chế biến khác nhau, nên màu sắc khác nhau và tính năng cũng không hoàn toàn giống nhau.

    - Táo tàu đỏ (gọi là "hồng táo") là trái táo tàu đã chín đỏ, phơi khô hoặc chần qua nước sôi rồi phơi khô. Còn "táo tàu đen" (gọi là "hắc táo" hoặc "ô táo") thường chế biến bằng cách đem trái táo đồ chín, sau đó đem sấy trong lò cho đến khi có mầu đen thẫm.

    - Tính năng của táo tàu đỏ và táo tàu đen đại thể như nhau, đều là những vị thuốc có tác dụng bổ khí dưỡng huyết. Tác dụng bổ khí, dưỡng tâm của táo tàu đen không mạnh bằng táo tàu đỏ, nhưng lại có tác dụng bổ thận.

    - Trong Đông y nói chung thường dùng táo đỏ, chỉ có một số trường hợp đặc biệt mới dùng táo đen.

Đậu xanh tính hàn (lạnh); ý dĩ tính lương (mát); gạo nếp cẩm và đại táo đều có tính ôn (ấm). Món cháo bạn hỏi có dược tính tương đối bình hòa. Người huyết áp thấp có thể sử dụng lâu dài, không ảnh hưởng gì.

Lương y HƯ ĐAN


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]