Hỏi đáp Thuốc vườn nhà

Phượng vĩ là vị thuốc gì?

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 02/12/2011 09:48 SA

Hỏi:

Tôi được một người bạn cho đơn thuốc chữa kiết lỵ, trong đó có một thứ thuốc gọi là "phượng vĩ", nhưng hỏi mua ở hiệu thuốc thì không thấy có. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" thông tin cho biết, "phượng vĩ" có phải là một bộ phận của cây phượng vĩ vẫn trồng bên các đường phố hay không? Vị thuốc "phượng vĩ" có những tác dụng chữa bệnh gì?

Nguyễn Thị Kim Loan, Khoái Châu, Hưng Yên

Đáp:

cỏ seo gà, cỏ phượng vĩ, cỏ luồng, sơn kê vĩ, tỉnh khẩu biên thảo, tỉnh khiếm, phượng hoàng thảo, Pteris multifida Poir, họ Dương xỉ, Polypodiaceae

Cỏ seo gà

"Phượng vĩ" dịch nguyên văn âm Hán Việt có nghĩa là "đuôi phượng". Nhưng trong đơn thuốc của bạn, "phượng vĩ" chỉ một thứ cỏ có tên là "phượng vĩ" - một cây nhỏ thân thảo, chứ không phải cây phượng vĩ - loài cây gỗ lớn, trồng trong các thành phố để lấy bóng mát. Trong dân gian thường dùng cỏ phượng vĩ để chữa bệnh lỵ.

Gọi là cỏ phượng vĩ vì hình dạng cây nhìn hơi giống cái đuôi con phượng. Cỏ phượng vĩ mọc hoang khắp nơi. Thường thấy ở quanh bờ giếng, chân tường, vách đất, rìa đường, ... cây còn có tên là "cỏ seo gà", "tế diệp phượng vĩ thảo", "tỉnh khẩu biên thảo" (cỏ mọc ở bờ giếng), "tỉnh khiếm" (loài khiếm thảo mọc gần giếng), "phượng hoàng thảo", "sơn kê vĩ", ... tên khoa học là Pteris  multifida Poir.

Theo Đông y:

    - Cỏ phượng vĩ có vị nhạt hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; vào 2 kinh Thận và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, chỉ huyết, tiêu thũng giải độc. Dùng chữa vàng da do viêm gan, viêm đường ruột, bệnh lỵ, đái đục, đái rắt, thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam), tiện huyết (đại tiện lẫn máu), niệu huyết (tiểu tiện lẫn máu), viêm amiđan, quai bị, ung nhọt, chàm, ...

    - Liều dùng: 9-15g khô hoặc 30-60g tươi sắc nước uống; có thể nghiền thành bột mịn hoặc giã vắt nước cốt uống; dùng ngoài giã đắp hoặc sắc nước rửa.

    - Kiêng  kỵ: Người mắc chứng hư hàn không dùng; cỏ seo gà tính lạnh nên người già không dùng, phụ nữ có thai sử dụng cần thận trọng.

Một số bài thuốc có sử dụng cỏ phượng vĩ:

    (1) Phương thuốc thần diệu chữa kiết lỵ của đại danh y Tuệ Tĩnh: Cỏ phượng vĩ, dây mơ lông, rễ cỏ tranh, cây phèn đen - mỗi vị 20-30g, gừng tươi 3 lát, sắc lấy nước đặc, để nguội, chia 2-3 lần uống trong ngày vào lúc đói bụng.

    (2) Chữa bệnh lỵ trực trùng:

        (2.1) Rễ và lá phượng vĩ, sao cho thơm 24g, nước 100ml, đun sôi giữ trong vòng 30 phút. Chia 2-3 lần uống trong ngày.

        (2.2) Chè tươi 100g, phượng vĩ khô 24g, thêm nước, đun sôi giữ trong vòng 30 phút. Chia 2-3 lần uống trong ngày.

        (2.3) Cỏ phượng vĩ 30g, vỏ cây sắn thuyền 12g, cám gạo sao vàng hay đậu đen rang cháy 20g, sắc uống.

    (3) Chữa viêm gan cấp tính: Dùng cỏ phượng vĩ tươi 90g, giã vắt lấy nước cốt uống ngày 3 lần, liên tục trong 5 ngày - 1 liệu trình (Giang Tây thảo dược).

    (4) Chữa viêm đường tiết niệu, đái ra máu: Dùng cỏ phượng vĩ tươi 60-120g, sắc nước uống trong ngày (Thường dụng trung thảo dược thủ sách).

    (5) Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, niệu đạo nóng rát đau buốt, đái ra máu: Dùng cỏ phượng vĩ 20-30g, sắc với nước vo gạo (dùng nước vo lần thứ hai), uống trong ngày (Giang Tây dân gian thảo dược).


Lương y HƯ ĐAN


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]