Hỏi đáp Mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trừ lông rậm với Phèn chua và Lá vông

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 12/01/2012 07:20 CH

Hỏi:

Cháu theo gien mẹ, nên chân rất nhiều lông... Cháu đọc tạp chí về mỹ phẩm có mục đăng là: "Một cô nào đó dùng phèn chua nấu nước đun sôi, sau đó lấy một ít lá vông cho vào tiếp tục đun sôi thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp để nguội. Dùng nước ấy rửa chân tay, sẽ làm giảm bớt lông". Cho cháu hỏi cách đó có hiệu quả không? Lá vông đó phải tìm ở đâu? Dân gian gọi là lá vông gì? Có phải lá vông cho tằm ăn hay không?

M.A. Vũng Tàu

Đáp:

vông, lá vông, vông nem, hải đồng, thích đồng, Erythrina indica Lamk

Hiện tượng rậm lông ở phụ nữ (hirsutism), có thể liên quan đến di truyền hoặc do một số bệnh do thuốc, do mất cân bằng dinh dưỡng, ... gây nên.

Dù do nguyên nhân nào, hiện tượng rậm lông vẫn liên quan mật thiết tới hàm lượng "nội tiết tố sinh dục nam" (androgen) bên trong cơ thể, hàm lượng càng cao lông mọc càng rậm. Tuy gọi là "nội tiết tố sinh dục nam", nhưng trong cơ thể của phụ nữ cũng có một hàm lượng nhỏ. Trong cơ thể nam giới, androgen được tạo ra chủ yếu ở tinh hoàn. Còn trong cơ thể phụ nữ, androgen được tạo ra ở buồng trứng và vỏ tuyến thượng thận. Nói chung ở phụ nữ, hàm lượng androgen bình quân chỉ bằng 1/15 ở nam giới. Khi hàm lượng này vượt quá tiêu chuẩn sẽ dẫn tới hiện tượng rậm lông.

Kinh nghiệm lâm sàng của Đông y cho thấy: Phụ nữ rậm lông thường do mất cân bằng âm dương, chủ yếu là hiện tượng "âm hư dương thịnh" theo cách phân loại chứng bệnh của Đông y - tương ứng với trạng thái "hàm lượng androgen tăng cao" trong Y học hiện đại. Một số loại thảo dược có tính năng "bổ âm dưỡng huyết", có thể sử dụng chữa trị hiện tượng rậm lông ở phụ nữ đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, việc này cần tiến hành trong điều kiện được thăm khám và chẩn trị toàn diện trong thời gian dài.

Trở lại vấn đề rửa nước phèn chua và lá vông:

    - Phèn chua: Còn có tên là "minh phàn", "khô phàn", "phèn chi", "bạch phàn"; đó là muối kép nhôm sunfat và kali, công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Phèn chua được dùng cả trong Đông y và Tây y. Theo Đông y phèn chua có vị chua, lạnh (hàn), không độc; có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, chống ngứa.

    - Cây vông: Còn có tên là "vông nem", trong Đông y gọi là "hải đồng" hoặc "thích đồng", tên khoa học là Erythrina indica Lamk. Gọi là "vông nem" vì lá thường dùng để gói nem - Không phải lá vông cho tằm ăn. Cây cao 10-20m, mọc khắp nơi nhất là ở ven biển, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 lá chét, dài 10-15cm. Hoa màu đỏ tươi, tụ họp từ 1-3 bông thành chùm dầy. Quả giáp dài 15-30cm, đen, hơi hẹp lại ở giữa các hạt, mỗi quả có 5-6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu.

    - Phèn chua và lá vông đều không độc, nên bạn có thể áp dụng thử. Tuy nhiên đó là một kinh nghiệm dân gian, có tác dụng tốt hay không còn tùy thuộc vào "cơ địa" từng người.

Lương y HUYÊN THẢO


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Ý kiến bạn đọc

1 Ý kiến bạn đọc
Hoang Trang (16/11/2016 08:26 CH)

Các bạn cần lá vông liên hệ mình ạ 0981.276.xxx mình ở hải dương ạ

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]