Hỏi đáp Mỹ phẩm từ thiên nhiên

Miệng hôi không do viêm

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 11/01/2012 12:46 SA

Hỏi:

Cháu hiện tại đang là sinh viên. Từ mấy tháng nay miệng cháu thường bốc ra một thứ mùi hôi rất khó chịu. Cháu rất chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, không bị sâu răng hay viêm lợi. Cháu cũng đã đến bệnh viện khám tai mũi họng và tiêu hóa, bác sĩ cho biết không bị viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, cũng như bệnh dạ dày, ... Cháu đã thử xúc miệng bằng các loại nước chống hôi miệng nhưng chỉ có tác dụng tạm thời, sau một lúc là miệng lại hôi. Cháu rất khổ tâm và mong "Mỹ phẩm từ thiên nhiên" cho biết, bệnh của cháu có thể chữa trị bằng Đông y hay không?

Vũ Thị Kim Oanh, P. Tràng Minh, TP. Hải Phòng

Đáp:

hoắc hương

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hơi thở có mùi hôi như bạn đã liệt kê trong thư, Đông y cho rằng nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng dai dẳng chủ yếu là do âm dương mất cân bằng, khí huyết kém điều hòa và hoạt động của tạng phủ bên trong cơ thể bị trục trặc.

Để lập lại cân bằng và điều hòa chức năng cơ thể, bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện cụ thể ở bản thân để lựa chọn và sử dụng thử một trong số các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1 - Thanh hỏa ẩm:

    - Sinh địa 12g, hoắc hương 10g, chi tử (dành dành) 10g, kinh giới 8g, bạc hà 6g, cam thảo 8g. Sắc nước uống thay nước trong ngày.

    - Dùng cho trường hợp hôi miệng do "hỏa nhiệt tích tụ" (theo cách phân loại chứng bệnh của Đông y) với những biểu hiện cụ thể: Ngoài hiện tượng hơi thở có mùi hôi thường kèm theo cảm giác khô khát, thích uống nước mát, ăn nhiều mau đói, hoặc miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo bón, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác hữu lực (mạch đập nhanh và mạnh).

Bài thuốc 2 - Bảo hòa thang:

    - Sơn tra 10g, thần khúc 12g, lai phục tử (hạt củ cải) 10g, trần bì (vỏ quýt để lâu ngày) 10g, bán hạ 10g, thổ phục linh 10g, liên kiều 10g. Sắc nước uống thay nước trong ngày.

    - Dùng cho trường hợp hôi miệng do "thức ăn tích trệ" với những biểu hiện: Hơi thở có mùi như "lên men chua" do thức ăn tích trệ thối rữa hoặc kèm theo mùi thức ăn sống, chán ăn, đầy bụng, rêu lưỡi dầy nhớt.

Bài thuốc 3 - Kiện tỳ ẩm:

    - Sa sâm 15g, mạch môn đông 10g, ngọc trúc 10g, phục linh 10g, sinh địa 12g, hoắc hương 12g, sa nhân 8g, cam thảo 8g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

    - Dùng cho trường hợp hôi miệng do "tỳ vị khí hư" (chức năng tiêu hóa suy giảm) với những biểu hiện: Miệng hôi, kèm theo cảm giác miệng có vị ngọt mà háo, người mệt mỏi, thở yếu, chán ăn, bụng đầy trướng, đại tiện lúc táo lúc nhão. Dạng này thường gặp ở những người mắc bệnh lâu ngày khiến cho cơ thể bị suy yếu, chức năng tiêu hóa của tỳ vị bị tổn thương, khiến nhiệt tích lại ở bên trong (hư nhiệt nội sinh) thiêu đốt tân dịch ở tạng tỳ mà gây nên bệnh.

Lương y HUYÊN THẢO


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]