Hỏi đáp Thuốc vườn nhà

Đậu đũa với người bệnh tiểu đường

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 03/12/2014 08:46 SA

Hỏi:

Tôi nghe nói, đậu đũa có tác dụng rất tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết có đúng hay không? Còn có thể dùng đậu đũa chữa những loại bệnh gì? Cách sử dụng cụ thể ra sao?

Lê Toàn, Nam Định

Đáp:

đậu đũa

Đậu đũa

Đậu đũa là thức ăn mát bổ và cũng có thể dùng như một vị thuốc.

Theo Đông y: Quả đậu đũa có vị ngọt, mặn; tính bình, không độc; vào các kinh Túc thái âm Tỳ và Túc thiếu âm Thận. Có tác dụng kiện Tỳ, bổ Thận, thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu, ... Thường dùng chữa tỳ vị hư nhược, bụng trướng ỉa chảy, nôn mửa, tiêu khát (đái tháo đường), thận hư di tinh, bạch trọc, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ bị khi hư bạch đới, ...

Rễ cây đậu đũa có tác dụng kiện tỳ ích khí, tiêu thực; dùng chữa trĩ xuất huyết, đái đục, đinh nhọt, ... Lá cũng có thể dùng chữa chứng tiểu tiện nhỏ giọt và đau buốt (lâm chứng).

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, đậu đũa có tác dụng giảm triệu chứng khát nước và tiểu nhiều; có thể sử dụng theo hai cách như sau:

    (1) Đậu đũa để cả vỏ 100-150g tươi (hoặc 30-60g khô), luộc lên ăn đỗ và uống nước; ngày dùng 1 lần.

    (2) Hoặc dùng đậu đũa tươi, chần qua nước sôi, trộn với gia vị và dầu thơm, làm món rau ăn trong bữa cơm.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng đậu đũa để chữa trị một số chứng bệnh khác:

    (1) Chữa bụng trướng, ăn vào không tiêu: Đậu đũa non liền cả vỏ 100-150g, rửa sạch, chần qua nưới sôi, thái nhỏ, thêm dầu và gia vị cho hợp khẩu vị, dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Hoặc dùng đậu đũa non 15-20g, rửa kỹ bằng nước sạch, nhấm nháp từng ít một (nhai kỹ và nuốt dần) nhiều lần trong ngày.

    (2) Chữa di tinh do thận hư: Hạt đậu đũa 100g tươi (hoặc 30g khô), gạo tẻ 100g, táo tàu 8-10 trái; nấu thành cháo, trước mỗi bữa cơm ăn một bát.

    (3) Chữa tiểu tiện ra máu (niệu huyết): Hạt đậu đũa khô nghiền thành bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 3g, chiêu thuốc bằng nước đã đun sôi hoặc bằng rượu.

    (4) Chữa bí tiểu tiện, tiểu tiện nhỏ giọt (lâm chứng): Lá cây đậu đũa 100-150g tươi (hoặc 30-50g khô), sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.

    (5) Chữa đau lưng: Vỏ quả đậu đũa 100-120g, sắc nước uống trong ngày.

    (6) Chữa di tinh, bạch trọc ở nam giới (từ quy đầu có chất dịch trắng đục nhỏ ra từng giọt): Đậu đũa 100g, rau muống 100g, nấu với thịt lợn hoặc thịt gà, làm thức ăn trong bữa cơm hàng ngày; cũng có thể dùng đậu đũa 30g, sắc nước uống ngày 2 lần.

    (7) Chữa phụ nữ khí hư bạch đới: Dùng đậu đũa như trường hợp chữa di tinh, bạch trọc ở nam giới.

    (8) Chữa trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, ăn uống không tiêu: Rễ cây đậu đũa 30g, nghiền thành bột mịn, hấp với trứng gà ăn hàng ngày. Hoặc dùng rễ cây đậu đũa, lá mơ tam thể - mỗi thứ một nắm; nấu với thịt cho trẻ ăn hàng ngày.

    (9) Chữa mồ hôi trộm (đạo hãn): Dùng hạt đậu đũa 60g, đường phèn 30g; cùng sắc nước uống.


Lương y HUYÊN THẢO


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]