Hỏi đáp Mỹ phẩm từ thiên nhiên

Tăng vẻ đẹp với Đông dược

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 03/12/2012 07:06 CH

Hỏi:

Cháu nghe nói, Đông dược có tác dụng làm tăng vẻ đẹp. Rất mong "Mỹ phẩm từ thiên nhiên" cho biết có đúng không? Nếu đúng, thì cần sử dụng những vị thuốc nào?

Lê Thị Hồng Minh, Hà Nội

Đáp:

hoàng kỳ

Câu hỏi của bạn quá rộng, chỉ có thể trả lời khái quát như sau: Muốn đẹp, trước hết cần khỏe mạnh; ngược lại, cơ thể suy yếu, sẽ chóng già và vẻ đẹp cũng giảm.

Cơ thể suy yếu, Đông y gọi đó là "thể hư" - nghĩa là "cơ thể bị hư tổn". Có 3 dạng "hư tổn" chính, ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ đẹp, đó là:

    1. Khí hư: "Khí" chỉ chức năng sinh lý của cơ thể. Người thể tạng "khí hư" thường là béo phì hoặc có khi gầy gò; leo cao một chút là thở gấp, bồn chồn, trống ngực; hoạt động hơi nặng đã mệt lả, người vã mồ hôi; da mặt vàng sạm hoặc trắng nhợt, tóc thưa, khô, vàng và dễ rụng.

    2. Huyết hư: Người thể tạng "huyết hư" (huyết dịch hư tổn) thường hay bị chóng mặt, đánh trống ngực, bồn chồn, mất ngủ, mặt trắng nhợt, mắt khô, thị lực giảm hoặc quanh mắt có quầng thâm, tóc khô dễ gãy, lông mọc chậm và dễ rụng; da thường khô và nhiều nếp nhăn, da ngứa, da bong vẩy, ...

    3. Thận hư: "Thận" là 1 trong 5 tạng. Tạng "Thận" trong Đông y không phải là 2 quả thận trong giải phẫu sinh lý hiện đại, mà là "một hệ thống" bao gồm những chức năng như nội tiết, sinh dục, tiết niệu, hô hấp, ... Đông y cho rằng, thận là "gốc" của sự sinh trưởng và phát dục. Tạng thận thịnh hay suy (khỏe mạnh hay suy yếu) có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể; bao gồm cả sự hoạt động của ngũ tạng lục phủ, vẻ đẹp của da thịt, lông, tóc và răng.

Sử dụng hợp lý thuốc Đông y, có tác dụng điều hòa khí huyết, bổ ích tạng phủ, phòng trị bệnh tật và tu bổ những khuyết tật về mặt thẩm mỹ.

Cụ thể, để khắc phục tình trạng "khí hư" cần dùng những vị thuốc "bổ khí" như "nhân sâm", "đảng sâm", "hoàng kỳ", "bạch truật", "cam thảo", ... Đối với tình trạng "huyết hư", có thể sử dụng "sinh địa hoàng", "đương quy", "bạch thược", "long nhãn", ... Còn để bổ thận, thường dùng các bài thuốc như "lục vị địa hoàng hoàn", "kim quỹ thận khí hoàn", "tả quy hoàn", "hữu quy hoàn", ... 

Bạn nên đến một phòng khám Đông y đáng tin cậy, để được các thầy thuốc thăm khám và hướng dẫn sử dụng những vị thuốc, bài thuốc thích hợp nhất với thể tạng mình.

Lương y HUYÊN THẢO


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]