Hỏi đáp Thuốc vườn nhà

Tác dụng chữa bệnh của hồ tiêu

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 08/03/2012 04:24 SA

Hỏi:

Tôi nghe nói, hồ tiêu không chỉ là một loại gia vị, mà còn là vị thuốc. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" thông tin cho biết, hồ tiêu có thể sử dụng để chữa những bệnh gì?

Bảo Châu, Tp. Hồ Chí Minh

Đáp:

hắc hồ tiêu, Fructus Piperis nigrum, bạch hồ tiêu, Fructus Piperis album

Cây hồ tiêu cho ta hai vị thuốc:

    - Hắc hồ tiêu (Fructus Piperis nigrum), là quả hồ tiêu chưa chín hẳn, đem phơi hoặc sấy khô.

    - Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album), tức hồ tiêu trắng, còn gọi là tiêu sọ, là quả chín, phơi khô và sát bỏ vỏ ngoài.

Muốn có hồ tiêu trắng phải hái vào lúc quả đã thật chín, sau đó lấy chân đạp loại vỏ ngoài, hoặc cho vào rổ, ngâm dưới nước chảy 3-4 ngày, đạp loại vỏ đen rồi phơi khô. Loại này có màu trắng ngà, xám, ít nhăn nheo hơn, ít thơm hơn (vì lớp vỏ ngoài chứa tinh dầu bị loại đi), nhưng cay hơn.

Theo Đông y: Hồ tiêu có vị cay, tính nhiệt, vào 2 kinh Vị và Đại tràng. Có tác dụng ôn trung chỉ thống, hạ khí tiêu đàm. Chủ trị hàn đàm thực tích, quản phúc lãnh thống, phản vị, nôn ra nước trong, kiết lỵ, ỉa chảy.

Có thể sử dụng hồ tiêu để chữa trị một số bệnh thường gặp như sau:

    (1) Chữa đi lỏng, ăn vào nôn ra: Hồ tiêu, bán hạ chế - 2 vị bằng nhau, tán nhỏ; dùng nước gừng viên bằng hạt đậu; ngày uống 15-20 viên, dùng nước gừng chiêu thuốc.

    (2) Chữa trẻ nhỏ tiêu hóa kém, ỉa chảy:

        (2.1) Dùng hồ tiêu trắng (1 phần) nghiền thành bột mịn, đường glucose (9 phần); 2 thứ trộn đều thành thuốc bột. Trẻ dưới 1 tuổi mỗi lần uống 0,3-0,5g; dưới 3 tuổi mỗi lần uống 0,5-1,5g; nói chung mỗi lần uống không quá 2g; mỗi ngày uống 3 lần, liên tục trong 3 ngày (1 liệu trình).

        (2.2) Dùng hồ tiêu, gừng khô, tiểu hồi hương - mỗi thứ 15g; tất cả nghiền mịn, cho vào túi lụa, đặt lên rốn, sau đó đặt túi chườm nước nóng lên trên.

    (3) Chữa phản vị (ăn vào nôn ngược ra), nôn mửa: Dùng hồ tiêu tán bột 15g, gừng tươi 50g, nước 2 bát, sắc còn nửa bát; chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng một lượng hồ tiêu thích hợp, tẩm giấm trong vài ngày, phơi khô, nghiền mịn, làm thành viên to bằng hạt tiêu, mỗi lần uống 10 viên, chiêu thuốc bằng nước giấm nhạt, ngày 3 lần.

    (4) Chữa ỉa chảy miệng nôn chôn tháo: Dùng hồ tiêu, đậu xanh - mỗi thứ 49 hạt, nghiền thành bột mịn; mỗi lần uống 3-5g, dùng nước sắc mộc qua (khoảng 12g) chiêu thuốc.

    (5) Chữa đau bụng do lạnh bụng:

        (5.1) Dùng hồ tiêu bột 5g, gạo tẻ 50-60g; nấu cháo gạo, khi cháo chín cho bột hồ tiêu vào đun sôi lại; ăn khi cháo còn ấm.

        (5.2) Trứng gà một quả, đập vào bát; hồ tiêu đen 7 hạt tán thành bột mịn, cho vào bát, trộn đều với trứng gà; đổ nước sôi vào bát, đậy kín; chờ một lát cho trứng chín thì ăn, không thêm mắm muối hoặc gia vị; ngày dùng một lần, vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

    (6) Chữa sa dạ dày: Dùng hồ tiêu trắng 15g; hàng ngày hầm với dạ dày lợn hoặc dạ dày dê, chia ra ăn trong ngày.

    (7) Chữa viêm xoang mũi: Hồ tiêu trắng 30g, thêm 200ml nước, nấu cạn còn 60ml; dùng bông thấm nước thuốc nhỏ vào mũi ngày 3-6 lần. Thường sau 2-4 ngày là chuyển biến tốt.

Lương y HUYÊN THẢO


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]